The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức về an toàn thông tin
22/06/2015 - Lượt xem: 2840
Đề án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định phê duyệt.

Một trong 5 nhiệm vụ chính  của Đề án mới được phê duyệt là tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục (Ảnh minh họa)

Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin (ATTT) đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/6/2015.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về ATTT tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTT.

Trong đó, mục tiêu cụ thể là tới năm 2020, dưới 50% các sự cố mất ATTT xảy ra vì lý do bắt nguồn từ nhận thức yếu kém về các nguy cơ mất ATTT của con người. Trên 50% người sử dụng nói chung, trên 60% học sinh và trên 70% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cơ bản phòng tránh mất ATTT; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin.

Theo Đề án, cũng tới năm 2020, sẽ có trên 80% công chức, viên chức, cán bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng đơn giản để bảo đảm ATTT khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đồng thời, trên 80% cán bộ, công nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất ATTT, trách nhiệm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực ATTT.

Một mục tiêu cụ thể nữa Đề án hướng tới là trên 90% phóng viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được phổ biến về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vấn đề mất ATTT, xu hướng và tình hình mất ATTT tại Việt Nam và trên thế giới.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án xác định rõ một trong 5 nhiệm vụ chính sẽ được tập trung triển khai thời gian tới là tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT ở các cơ sở giáo dục. Cụ thể, sẽ rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu giáo dục về ATTT lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khoá phù hợp với từng lớp học và bậc học (từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông); đồng thời tổ chức các cuộc thi về ATTT cho các nhóm đối tượng khác nhau là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, sẽ thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội như: Mở chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện các nội dung tuyên truyền; Sản xuất phóng sự, chương trình, trao đổi, đối thoại trên hệ thống phát thanh, truyền hình; Đưa tin, bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội; Tổ chức tập huấn, phổ biến cho đội ngũ phóng viên CNTT về các nội dung của Đề án.

Đối với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT qua các hệ thống thông tin cơ sở, bên cạnh việc tuyên truyền trên cổng/ trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức nhà nước các cấp, sẽ thực hiện tuyên truyền theo từng điểm, các địa điểm cung cấp dịch vụ CNTT, dịch vụ mạng hoặc thiết bị CNTT; áp dụng với các khu vực có đông người sử dụng mạng, tại các điểm sử dụng máy tính công cộng, các điểm phủ sóng mạng không dây và truy nhập Internet công cộng.

Ngoài ra, cũng theo Đề án, sẽ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT qua các phương thức khác như: Xây dựng, vận hành tổng đài hỗ trợ, tư vấn ATTT cho người sử dụng thiết bị CNTT; Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền; Tổ chức đánh giá, công bố danh mục sản phẩm, dịch vụ ATTT tiêu biểu để tổ chức, cá nhân biết và sử dụng…

Theo đánh giá của Bộ TT&TT, đến nay nhận thức của một bộ phận lãnh đạo và người dân về vị trí và tầm quan trọng của việc bảo đảm ATTT trên mạng còn chưa đầy đủ, đúng mức. Nhiều tổ chức, cá nhân chỉ ý thức hết được mức độ thiệt hại khi sự cố đã xảy ra. Thậm chí, ngay trong khối cơ quan nhà nước, nhận thức về ATTT của đa số cán bộ, công chức còn thấp, dẫn đến tình trạng mắc lỗi về ATTT trong sử dụng máy tính như: để lây nhiễm mã độc; dùng các phần mềm không có bản quyền, có lỗ hổng ATTT; quản lý mật khẩu và tài khoản truy cập các hệ thống thông tin lỏng lẻo, sơ hở; truy cập hệ thống thông tin qua các hệ thống mạng không an toàn.

Theo ICTnews

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG