The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. BOT và phí đường bộ: Cần sự điều chỉnh!
16/04/2015 - Lượt xem: 2242
Chủ trương xã hội hóa hạ tầng giao thông vận tải đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào dự án cầu, đường theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Nhiều dự án cầu, đường được thực hiện, kéo theo nhiều trạm thu phí BOT ra đời. Bên cạnh lợi ích mà dự án BOT đem lại, doanh nghiệp và người dân đang quan ngại thực tế có nhiều trạm thu phí, với mức phí cao bất thường.
                      Ảnh minh họa. ( Nguồn: baogiaothong.vn)

Theo số liệu của cơ quan chức năng, đến năm 2016, trên hệ thống quốc lộ cả nước sẽ có 69 trạm thu phí hoàn vốn BOT, trong đó có 33 trạm lập mới đã ký hợp đồng BOT. Căn cứ vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư xã hội hóa hạ tầng giao thông vận tải của Bộ Giao thông Vận tải, nếu các dự án được thực hiện thì đến năm 2020, trên hệ thống quốc lộ sẽ quy hoạch 102 trạm thu phí.

Việc xã hội hóa hạ tầng giao thông vận tải, chọn hình thức đầu tư BOT đối với dự án cầu, đường (đặc biệt là dự án đường cao tốc), là giải pháp góp phần giảm áp lực đầu tư công, không lệ thuộc vào vốn vay nước ngoài. Nếu trông chờ vào ngân sách nhà nước, sẽ có rất nhiều dự án phải xếp hàng chờ vốn. Việc hiện đại hóa hạ tầng giao thông vận tải sẽ không đảm bảo lộ trình đề ra.

Tuy nhiên, BOT không phải là “cây đũa thần”, nó cũng có rào cản nhất định. Vì lợi nhuận, áp lực thu hồi vốn nhanh, các chủ dự án BOT áp đặt mức phí cầu, đường cao "bất thường". Vì nhiều tuyến đường được làm mới nên có không ít trạm thu phí không tuân theo quy định khoảng cách 70km/ trạm thu phí trên một tuyến đường.

Hiện không ít doanh nghiệp vận tải phía Nam đang “ kêu giời” vì nhiều trạm thu phí ra đời. Đơn cử, từ bến xe Miền Đông (Thành phố Hồ Chí Minh) đến Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ hơn 110km, nhưng có đến bốn trạm thu phí. Cơ quan chức năng đã phát hiện ra quy định khoảng cách 70km/ trạm thu phí trên một tuyến đường không còn phù hợp với thực tế, nhưng việc sửa đổi vẫn phải chờ... ( !?) Độ “ vênh” giữa “quy chuẩn” và thực tế, khiến doanh nghiệp vận tải và người tham gia giao thông bị "ám ảnh" mỗi khi qua trạm thu phí...

Cả nước có bao nhiêu trạm thu phí BOT thì vừa? Mức phí bao nhiêu thì phù hợp với sức "chịu đựng" của doanh nghiệp vận tải và người tham gia giao thông? Đây là vấn đề lớn, nhưng quan trọng là phải tạo ra quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải chuẩn mực và lựa chọn được nhà đầu tư thật. Nếu tất cả đều đạt chuẩn, minh bạch, chúng ta sẽ không bị lãng phí nguồn lực và hạn chế sức đóng góp của người dân...

Phí đường bộ là đầu vào của nhiều ngành nghề, sản phẩm hàng hóa. Nếu phí quá cao hoặc “phí chồng phí”, không những không kích thích được hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển, mà còn đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát.

Để các dự án BOT về cầu đường thực sự phát huy được hiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên (Nhà nước, người dân, nhà đầu tư), cơ quan quản lý chuyên ngành cần kiểm soát chất lượng, tiến độ, an toàn công trình và hiệu quả đầu tư dự án; xây dựng khung giá về phí đối với từng trạm BOT trên cơ sở nhà đầu tư cùng có lợi, doanh nghiệp vận tải và người tham gia thông không phải  "oằn mình” cõng phí và được hưởng dịch vụ tốt./.

(Theo ĐCSVN)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG